Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư tài chính và muốn có cái nhìn bao quát hơn về lĩnh vực này hãy tìm hiểu 7 cấp độ của nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp.
Đôi nét về 7 cấp độ của nhà đầu tư tài chính
Robert T. Kiyosaki đã mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan hơn về các cấp độ của tài chính trong cuốn sách “Dạy con làm giàu”. Qua các cấp độ này, người đọc sẽ hiểu hơn từng vị trí của các cấp độ để có thể từng bước trở thành một nhà đầu tư tài chính lão luyện, chuyên nghiệp.
7 cấp độ trong đầu tư tài chính của Robert T. Kiyosaki
Cấp độ 0 “Những người không có gì để đầu tư”
Những người nằm ở cấp độ này họ không có tiền để đầu tư. Cấp độ 0 chi tiêu tất cả mọi thứ hoặc nhiều hơn thu nhập thông thường của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả những người thuộc đối tượng này đều là những người có thu nhập thấp mà nhiều người “giàu có” cũng thuộc cấp độ này. Theo ước tính, khoảng 50% dân số trưởng thành rơi vào mức này.
Nếu bạn đang nằm ở cấp độ 0, bạn phải cố gắng lập ra một kế hoạch tài chính cho riêng mình và cố gắng hoàn thành chúng một cách nghiêm ngặt.

Cấp độ 1 “Người đi vay”
Người đi vay giải quyết các vấn đề tài chính của họ thông qua việc vay tiền. Họ không có ý thức về thói quen chi tiêu của mình. Những người này có thể trông ‘giàu có’, bởi vì họ sở hữu những thứ đắt tiền.
Người đi vay có thể có một số tài sản nhất định nhưng đồng thời mức nợ của họ cũng quá cao. Nhiều người ở cấp độ 1 thậm chí còn vay tiền để đầu tư.
Người đi vay sẽ lâm vào hoàn cảnh “bể nợ” nếu họ chỉ luôn chi trả cho những thứ vượt quá khả năng của mình. Tốt nhất hãy vay mượn khi chúng ta đủ khả năng để chi trả chúng trong một khoản thời gian nhất định để tránh các rủi ro về sau.

Cấp độ 2 “Người tiết kiệm”
Người tiết kiệm thì ngược lại với người đi vay. Những người này tiết kiệm một số tiền nhỏ bằng các phương tiện có rủi ro thấp, lợi nhuận thấp như tiền gửi cố định.
Họ thích tiết kiệm tiền hơn là đầu tư. Họ không thích mắc nợ và không sẵn sàng chấp nhận bất kỳ rủi ro tài chính nào. Người ở cấp độ 2 dành thời gian để tiết kiệm từng đồng thay vì học cách đầu tư để dùng tiền đẻ ra tiền. Trong thời kỳ lạm phát, người ở cấp độ 2 cuối cùng là kẻ thua cuộc bởi sự mất giá của đồng tiền.
Cấp độ 3 “Nhà đầu tư thông minh”
Các nhà đầu tư ở cấp độ 3 là các nhà đầu tư có kiến thức nhất định về tài chính và là nhà đầu tư khôn ngoan.
Có 3 loại nhà đầu tư thông minh ở cấp độ 3:
Cấp độ 3a “không muốn bị làm phiền”
Ở cấp này, họ thuyết phục bản thân rằng họ không biết gì về tiền và sẽ không bao giờ hiểu gì khi đầu tư. Họ không bận tâm làm bất cứ điều gì về tiền của họ và cho phép nó ngồi ở đâu đó mà không làm gì cả. Họ dành cả cuộc đời để làm việc và hài lòng với kế hoạch nghỉ hưu của mình.
Cấp độ 3b “hoài nghi”
Những người “hoài nghi” là chuyên gia về lý do tại sao đầu tư sẽ không hiệu quả. Họ là những người cho bạn biết làm thế nào và tại sao bạn sẽ bị lừa trong mọi cơ hội đầu tư mà bạn sẽ nhận được.
Họ biết mọi thứ có thể xảy ra sai lầm trong một khoản đầu tư, vì vậy việc trò chuyện với họ khiến bạn cảm thấy chán nản, thậm chí sợ hãi khi đầu tư. Những người “hoài nghi” thường sợ mắc sai lầm, vì vậy họ dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu các khoản đầu tư cho đến khi quá muộn để thực hiện chúng một cách khả thi.

Cấp độ 3c “Người đánh bạc”
Đối người ở cấp độ này, đầu tư cũng giống như chơi trong sòng bạc. Họ phụ thuộc vào may mắn để thực hiện các khoản đầu tư thành công của họ. Tuy nhiên, cuối cùng họ lại thua phần lớn thời gian.
Cấp độ 4 “Nhà đầu tư dài hạn”
Nhà đầu tư dài hạn là những người có kế hoạch đầu tư dài hạn để họ đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Họ thường rất bảo thủ với thói quen cân đối tài chính. Họ dành thời gian để tìm hiểu về đầu tư và đưa ra quyết định khôn ngoan khi đầu tư. Họ hiểu tầm quan trọng của việc giảm thiểu nợ, sống đúng với khả năng của mình và gia tăng tài sản một cách đều đặn.
>>> Xem thêm: Có 1 tỷ đồng nhàn rỗi nên đầu tư gì để sinh lời?
Cấp độ 5 “Nhà đầu tư tinh vi”
Nhà đầu tư tinh vi là những người có kiến thức tài chính vững chắc và tham gia vào các chiến lược đầu tư tích cực hơn. Họ kiếm được nhiều hơn những gì họ bỏ ra. Họ liên tục tìm kiếm thêm thông tin khi đầu tư. Họ thận trọng khi đầu tư, nhưng không phải là người yếu thế. Họ có thói quen kiếm tiền tốt và có bề dày chiến thắng.
Các nhà đầu tư sành sỏi bắt đầu từ quy mô nhỏ để họ có thể học trò chơi trước, nhưng họ không sợ thất bại. Họ cũng có thể tạo các giao dịch của riêng mình, tạo ra lợi nhuận từ 25% đến vô hạn. Họ tập trung vào việc liên tục phát triển cơ sở tài sản của mình và sở hữu cổ phần kiểm soát trong các tập đoàn.
Cấp độ 6 “Nhà tư bản”
Rất ít người có khả năng đạt đến cấp độ Nhà tư bản, tức là cấp độ đầu tư xuất sắc. Họ kiếm được nhiều tiền hơn từ tiền bạc, thời gian và tài năng của người khác. Họ thường có các doanh nghiệp lớn và đầu tư lớn. Nhà tư bản chân chính tạo ra các khoản đầu tư và bán chúng ra thị trường. Họ là động lực của nền kinh tế thế giới bằng cách tạo ra việc làm và hàng hóa.
Trong mỗi khoản đầu tư được thực hiện, họ mong đợi lợi nhuận từ 100% đến vô hạn.

Đối với các cấp độ của Robert T. Kiyosaki, nhà đầu tư muốn đạt ở cấp độ 5 và 6 trước tiên hãy khiến bản thân đạt ở trình độ 4. Đây là một cấp dùng để làm “đòn bẩy” để có thể bước tiến lên cấp độ 5 và 6 một cách chắc chắn.
>>> Đừng bỏ lỡ: Kinh nghiệm đầu tư tài chính của những người thành công
Nắm chắc những cấp độ của nhà đầu tư tài chính sẽ giúp bạn có chiến lược đầu tư hiệu quả. Hãy bắt đầu từ những cấp độ đầu tiên và nâng dần “level” để trở thành nhà đầu tư thông minh trong tương lai nhé! Chúc các bạn thành công.