Blockchain là gì? Blockchain hoạt động như thế nào?

Ngày nay, thuật ngữ Blockchain được khám phá rất nhiều trong các hoạt động về tài chính, đây cũng là chủ đề được bàn luận sôi nổi đi kèm với Bitcoin. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến Blockchain vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. 

Rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang phát triển mạng lưới Blockchain cho riêng mình, hệ thống này trong tương lai hẳn sẽ góp một vai trò lớn trong sự phát triển của Công nghệ thông tin. Để hiểu rõ Blockchain là gì và hoạt ra sao, hãy cùng Thời Đại Tiền Số tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau.

blockchain la gi
Blockchain là gì và cach thức hoạt động như thế nào?

Tìm hiểu về Blockchain

Blockchain là gì?

Hiểu đơn giản Blockchain là một dạng công nghệ dùng để lưu trữ các loại dữ liệu kỹ thuật số trong một mạng. 

Blockchain được xem là mạng lưới tính bảo mật cao bởi các dữ liệu trên mạng lưới này hầu như không thể bị thay đổi. Với cao trào của các đồng tiền mã hóa, Blockchain được sử dụng rất phổ biến nhất là trong các lĩnh vực như tài chính và ngân hàng.

tim hieu blockchain la gi
Hiểu rõ Blcokchain là gì để ứng dụng hiệu quả

Tại sao nói Blockchain không thể thay đổi

Bởi Blockchain có tính chất phi tập trung, khi có một Block mới được tạo ra thì chúng tự động sẽ trở thành một phần của chuỗi và in dấu một mốc thời gian xác định, do đó chúng không thể bị can thiệp và làm thay đổi.

Blockchain có khác gì với cơ sở dữ liệu hay không?

Blockchain lưu trữ các loại thông tin dưới dạng chuỗi các khối. Cơ sở dữ liệu khác hơn một chút, chúng lưu trữ thông tin vào các bảng. Vậy có thể nói, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 cơ sở này là nằm ở phương pháp lưu trữ.

Có thể nói Blockchain là cơ sở dữ liệu nhưng ngược lại thì không chính xác.

Blockchain hoạt động ra sao?

Bitcoin là một đơn vị tiền điện tử được nhắc đến nhiều nhất trong Blockchain. Bitcoin có giá trị khi mạng lưới tài chính kỹ thuật số sử dụng chúng làm đơn vị để giao dịch.

Blockchain được xem như một cuốn sổ kế toán bởi nhà đầu tư sẽ theo dõi Bitcoin sở hữu trong tài khoản, qua đó theo dõi các giao dịch phát sinh trong quá trình diễn ra hoạt động tài chính. Blockchain trong trường hợp này là một loại tệp kỹ thuật số để theo dõi các giao dịch Bitcoin.

Blockchain không phải là một dạng lưu trữ trong một không gian nhất định mà chúng được phổ biến trên toàn thế giới thông qua mạng máy tính ngang hàng với vai trò lưu trữ và thực thi tính toán.

Nguyên lý mã hóa

Một số điểm khác biệt của Blockchain:

So với hệ thống của ngân hàng, người dùng có thể biết được các giao dịch cũng như số dư tài khoản và các thông tin khác thì Blockchain của Bitcoin bạn hoàn toàn có thể xem được giao dịch của tất cả người dùng.

Có thể thấy, mạng lưới Blockchain được phát triển không nhằm vào sự tin tưởng và đảm bảo tin cậy có được qua hàm mã hóa.

ma hoa blockchain 1
Nguyên lý mã hóa của Blockchain

 

Thực hiện giao dịch trên Blockchain:

Bạn cần một ứng dụng dùng để lưu trữ vào trao đổi Bitcoin thông qua một phần mềm gọi là ví điện tử. Ví điện tử này tất nhiên sẽ có khóa bảo mật đó chính là: 

  • Private Key (khóa riêng tư): Mã khóa ở dạng riêng tư là bạn đang tạo ra một chữ ký điện tử, chữ ký này dùng để kiểm tra chủ thể và kiểm tra tính xác thực của giao dịch.
  • Public Key (khóa công khai): Khi ở khóa công khai thì chủ sở hữu của khóa riêng tư sẽ là một cặp với khóa công khai, chỉ có thế mới có thể giải mã và đọc được các nội dung của thông điệp.

Để có thể gửi được Bitcoin, bạn phải cần có sự chứng thực rằng bạn có sở hữu khóa riêng tư của một ví điện tử. Vì bạn cần chúng để sử dụng cho mục đích mã hóa thông điệp yêu cầu giao dịch.

Quy tắc sổ cái

Tuy không giống như ngân hàng nhưng Blockchain vẫn giữ một bản sao của sổ kế toán. Hệ thống này chỉ ghi lại các giao dịch được yêu cầu, chứ không theo dõi số dư trong tài khoản của bạn.

Nếu muốn biết được số dư trên ví điện tử bạn cần xác thực và xác nhận của các giao dịch, việc xác minh này thông qua các phép tính toán dựa vào các liên kết trước đó.

Dựa vào tham chiếu các lịch sử giao dịch mà các nút sẽ kiểm tra các giao dịch có liên quan đến ví điện tử. Hơn hết mã nguồn của Bitcoin ở dạng nguồn mở, bất kỳ ai tham gia vào mạng lưới giao dịch này cũng có thể thực hiện giao dịch. Bitcoin liên quan sẽ bị mất vĩnh viễn nếu yêu cầu giao dịch xảy ra lỗi trong mã nguồn.

>>> Cách thức giao dịch Bitcoin mà các nhà đầu tư nên biết.

blockchain hoat dong nhu the nao
Quy tắc hoạt động của Blockchain là gì?

Nguyên lý tạo khối

Trong cùng 1 khối (block) sẽ chứa các giao dịch được gửi lên Blockchain trong cùng thời điểm. Vì vậy, các giao dịch nào chưa được thực hiện trong 1 khối được xem là chưa được xác nhận.

Mỗi giao dịch Blockchain xảy ra đều sẽ có một đoạn mã. Mã giao dịch Blockchain được tạo ra bằng hàm mã hóa băm không thể đảo ngược có vai trò như một đáp án cho các vấn đề toán học phức tạp. 

Hệ thống này cũng quý định quãng thời gian 10 phút, mỗi khối sẽ được tạo ra. Trong mạng lưới, chúng đã có sẵn một số lượng lớn máy tính tập trung và dự đoán dãy số này, vì thế nút nào giải quyết được sẽ có quyền gắn khối tiếp theo lên trên chuỗi, gửi đến cho toàn bộ mạng lưới.

blockchain nghia la gi
Nguyên lý tạo khối của Blockchain là gì

Ngoài ra, xác suất để các Block này xây dựng một cách đồng thời là rất thấp, vì thế sẽ không xảy ra các trường hợp như giải quyết nhiều khối trong cùng một lúc và các khối được tạo ra một cách nối đuôi nhau.

Như vậy, Thời Đại Tiền Số đã lý giải chi tiết Blockchain là gì trong bài viết trên. Mặc dù Blockchain vẫn tồn tại một số bất cập và các điểm hạn chế như phụ thuộc vào luật pháp, chi phí cho công nghệ cao, tốc độ xử lý chưa được tối ưu,… song Blockchain vẫn phát triển nhờ có được tính ưu việt của chúng. Mạng lưới này cũng đã dần trở nên phổ biến và lan rộng trong bối cảnh thời đại Internet phát triển.

Đánh giá post

Thời đại Tiền số – Giải pháp đầu tư Bitcoin, tiền điện tử – An toàn vốn & Thu lời thỏa đáng dài hạn cho người Việt Nam.

0907560639
icons8-exercise-96 chat-active-icon