Khi bạn thực hiện kinh doanh bắt kì lĩnh vực nào thì thuật ngữ sử dụng về “bảo toàn vốn” luôn được các nhà kinh doanh lựa chọn. Như vậy, chiến lược an toàn vốn là gì? Nhược điểm của chiến lược này ra sao? Hãy cùng nhà đầu tư Hên Network tìm hiểu thông tin trong nội dung bài viết này nhé!
Khái niệm về chiến lược an toàn vốn?
Chiến lược an toàn vốn hay chiến lược an toàn vô trong tiếng Anh được gọi là Preservation Of Capital Strategy hay Capital Preservation Strategy.
Đây là một chiến lược được áp dụng khi đầu tư nhằm mục đích bảo thủ có mục tiêu chính là bảo toàn nguồn vốn và ngăn chặn các tình huống thua lỗ từ các danh mục đầu tư. Đối với chiến lược này luôn đòi hỏi nhà đầu tư phải đầu tư vào các lĩnh vực ngắn hạn để khả năng đạt mức an toàn cao nhất, ví dụ như sử dụng tín phiếu Kho bạc và hay các chứng chỉ tiền gửi.

Đặc điểm
Nhà đầu tư sẽ tùy theo mục đích đầu tư nà tiến hành thao túng nắm giữ nhiều công cụ đầu tư. Mục tiêu hay chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư sẽ tùy thuộc vào các yếu tố tác động như: Kinh nghiệm đầu tư, thu nhập hằng năm, tuổi tác, trách nhiệm gia đình, giáo dục,… Những nhân tố này sẽ chỉ ra được mức rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu.
Chiến lược an toàn vốn đầu tư sẽ tập trung vào chứng khoán sở hữu ít rủi ro hoặc các rủi ro gần như bằng không. Và do đó mức thất bại khá thấp nên mức lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn so với các chiến lược khác.
Đây có thể xem là chiến lược ưu tiên dành cho những người sắp hay đã về nghỉ hưu, vì họ có thể chỉ cần dựa vào các khoản đầu tư ít rủi ro này để tạo nên thu nhập để cho sinh hoạt hằng ngày. Những nhà đầu tư này sẽ từ bỏ các tiềm năng có thu nhập cao mà thay vào đó là đổi lấy sự an toàn đầu tư cho các khoản vốn bỏ ra. Bởi vì nó có ít thời gian phục hồi sau khi xảy ra các tổn thất nếu thị trường giảm giá mạnh.

Các nhân tố chính trong chiến lược an toàn vốn
Mức độ biến động và rủi ro
Chiến lược an toàn vốn luôn thu hút đến các nhà đầu tư muốn đầu tư nhưng lại không thích rủi ro, tức họ luôn muốn đầu tư vào những phương án có ít rủi ro nhất hoặc tốt hơn là không có.
Đó là cách mà họ sẽ bảo toàn được nguồn vốn khi đem đi đầu tư. Những người này thường sẽ không thấy tiềm năng để phát triển nguồn vốn của mình trong tương lai gần và tất nhiên họ chỉ muốn bảo tồn hoặc lưu giữ tối đa số vốn mà họ đưa ra và tránh được mọi tổn thất về giá trị có thể xảy ra.
Tuyệt đối ổn định và an toàn
Thông thường ở các chiến lược này các nhà đầu tư chỉ tìm đến các khoản đầu tư có mức rủi ro tối thiểu kèm theo đó là sự biến động ít nhất, tạo nên được sự an toàn cho các khoản đầu tư và ổn định lâu dài.
Thường họ sẽ lựa chọn đầu tư qua các phương thức như tài khoản tiết kiệm có bảo hiểm, séc, hay trái phiếu chính phủ, hay tài khoản thị trường tiền tệ, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi,… Đơn giản vì đó là một số khoản đầu tư có mức độ an toàn khá cao và ổn định nhất.

Ưu nhược điểm của chiến lược bảo toàn vốn
Ưu điểm chiến lược bảo toàn vốn
Chiến lược bảo toàn vốn là chiến lược được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ những gì đã có do nhà đầu tư sở hữu, tức bảo toàn mệnh giá hiện có của nhà đầu tư. Là chiến lược an toàn, giảm thiểu tổn thất giá trị nên mức lợi nhuận từ đầu tư tạo ra là không nhiều.
Chiến lược an toàn vốn luôn tìm mọi cách để có thể bảo vệ nhà đầu tư thoát khỏi sự biến động của thị trường và tạo ra một số nhỏ lợi nhuận cho họ. Do đó, chiến lược này thường được các nhà đầu tư có nguồn thu nhập cố định áp dụng. Ngoài ra, nó còn phù hợp đối với những người đã và đang nghỉ hưu để thu thập một ít chi phí dùng trong trang trải sinh hoạt hằng ngày.
Nhược điểm chiến lược an toàn vốn
Lợi nhuận khá ít có thể đến gần bằng không
Thị trường ngày càng biến đổi liên tục nên gây khó cho việc lựa chọn đầu tư. Việc chọn đầu tư bảo toàn vốn mang lại sự chắc chắn và an toàn nhưng mức lợi nhuận khá ít hoặc đôi không thể tạo ra lợi nhuận.
Lạm phát
Bởi vì chiến lược này chỉ có khả năng mang lại lợi nhuận thấp, hoặc gần như bằng không, nên gây khó cho các nhà đầu tư có thể đối phó với tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng do phát sinh từ điều kiện kinh tế phát triển ngày nay.
Do vậy việc đảm bảo về mức an toàn vốn là không thể duy trì ở mức lạm phát gần đây, nên nó không thể thực hiện và không bảo toàn được sức mua của vốn.
Đó thông thường là do các khoản đầu tư cuối cùng tạo ra mức lợi nhuận thực tế âm sau khi được điều chỉnh tỷ lệ lạm phát. Do vậy, từ sự thiếu sẵn có của ngày nay càng gia tăng và không có chính sách khuyến khích ủng hộ các nhà đầu tư hơn nữa.

Chiến lược an toàn vốn còn gây ra các tác động ngầm của lạm phát đến các tỷ suất sinh lợi từ khoản đầu tư “an toàn” trong thời gian dài. Mặc dù không có tác động nhiều đến lợi nhuận ngắn hạn, nhưng theo thời gian, nó sẽ gây ảnh hưởng đáng kể giá trị thực của khoản đầu tư.
Ví dụ, như tỷ lệ lạm phát hàng năm nằm ở mức 3% sẽ có thể gây ra sự giảm đi giá trị thực hoặc giá trị điều chỉnh theo lạm phát một khoản 50% trong vòng 24 năm. Số tiền của bạn có thể giữ nguyên nhưng trong một số trường hợp, tiền lãi bạn kiếm được khó có thể tăng đủ giá trị để thay thế cho sức mua đang dần mất đi từ lạm phát. Dẫn đến kết quả là, trong những điều kiện “thực”, có thể làm mất giá trị, cho dù bạn có cùng một số lượng tiền mặt.
>>>Xem thêm: Lãi suất kép trong đầu tư tài chính là gì?