Đòn bẩy tài chính là gì? Các nhóm hệ số liên quan

Nếu muốn gia tăng lợi nhuận nhanh trong thời gian ngắn, không cần phải bỏ nhiều công sức thì sử dụng đòn bẩy tài chính là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp. Vậy đòn bẩy tài chính là gì mà lại có khả năng làm được điều này? Mời bạn đọc qua bài viết sau của Thời Đại Tiền Số để có câu trả lời nhé!

Đòn bẩy tài chính là gì?

Trong kinh tế học, đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) được định nghĩa là cách doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của mình nhằm mục đích gia tăng tỷ suất thu nhập trên một cổ phần thường (Earning Per Share) hoặc gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity). Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ cho ta biết được khoản vốn vay này là bao nhiêu. 

Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn nếu sử dụng đòn bẩy ở mức độ cao (số nợ phải trả sẽ cao hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu), tuy nhiên sẽ luôn có những rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp luôn phải cảnh giác.

don bay tai chinh la gi
Tìm hiểu đòn bẩy tài chính là gì?

Ví dụ : Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B cùng mở cửa hàng kinh doanh laptop trong đó:

  • Doanh nghiệp A sử dụng nguồn vốn tự có của mình là 10.000.000 VNĐ để mua 10 máy laptop với giá 1.000.000 VNĐ/máy, sau đó bắt đầu kinh doanh – hình thức này không sử dụng đến đòn bẩy tài chính.
  • Doanh nghiệp B sử dụng nguồn vốn tự có của mình là 10.000.000 VNĐ và vay thêm 5.000.000 VNĐ để mua 15 máy laptop với giá 1.000.000 VNĐ/máy – hình thức này sử dụng đòn bẩy tài chính.

Ưu – nhược điểm của đòn bẩy tài chính là gì?

Ưu điểm của đòn bẩy tài chính

  • Gia tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp: Điều này giúp các doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch trên các thị trường khác nhau.
  • Vay tiền nhưng không bị tính lãi: Các nhà môi giới sẽ lấy một khoản ký quỹ  của doanh nghiệp để đổi thành một khoản vay nhằm mục đích có được vị thế tốt trên thị trường (khoản vay đòn bẩy nè sẽ không bị quy đổi thành bất kỳ khoản nợ nào với “danh nghĩa” hoa hồng/lãi suất).
  • Giải pháp tối ưu đối với độ biến động thấp: Các nhà giao dịch có thể sử dụng đòn bẩy để tạo ra lợi nhuận tốt hơn trong khoảng thời gian có độ biến động thấp – đây là thời điểm mà các nhà giao dịch không mong muốn nhất. 
uu nhuoc diem cua don bay tai chinh la gi
Ưu – nhược điểm của đòn bẩy tài chính là gì?

Nhược điểm của đòn bẩy tài chính

  • Tổn thất bị tăng cao: Rủi ro trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận đó chính là nếu doanh nghiệp gặp phải vấn đề, thì tổn thất kinh tế của họ sẽ rất lớn.
  • Margin call (lệnh dừng ký quỹ): Margin call sẽ xuất hiện trong trường hợp khoản lỗ của doanh nghiệp vượt quá số tiền ký quỹ (khoản lỗ bị đòn bẩy tác động xấu). Đặc biệt các vị thế sẽ bị đóng băng với mức lỗ nếu không có tiền mới vào tài khoản.

Đòn bẩy tài chính và các nhóm hệ số liên quan

Hệ số D/A (Debt to Assets ratio) – Tổng nợ trên tổng tài sản

Để tài trợ cho tổng tài sản của doanh nghiệp, ta sử dụng hệ số nợ trên tổng tài sản để đo lường mức độ sử dụng nợ vay của họ. Hay nói theo cách khác, hệ số D/A là hệ số thể hiện phần trăm nợ vay mà doanh nghiệp được tài trợ trong tổng số tài sản hiện tại của mình. 

Hệ số D/A phụ thuộc các yếu tố sau :

  • Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
  • Mục đích vay.
  • Quy mô/loại hình doanh nghiệp.

Bạn có thể sử dụng tỷ số trung bình ngành để so sánh với hệ số D/A của doanh nghiệp để biết tỷ số hiện tại của mình là cao hay thấp nhé!

Hệ số D/C (Debt-to-Capital Ratio) – Hệ số tổng nợ trên tổng vốn

Các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư sẽ dựa vào hệ số D/C (tổng nợ trên vốn) để biết:

  • Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. 
  • Sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp.

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp có dấu hiệu không khả quan khi hệ số nợ trên vốn cao hơn nhiều so với mức bình quân của ngành nghề mà họ hoạt động. 

he so don bay tai chinh
Các hệ số liên quan đến đòn bẩy tài chính là gì?

Hệ số D/E (Debt to Equity ratio) – Hệ số tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu

Một trong những hệ số đòn bẩy tài chính thông dụng nhất hiện nay đó là hệ số D/E –  tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu bởi nó thể hiện được toàn diện quy mô tài chính của một doanh nghiệp (doanh nghiệp đang có tổng nợ bao nhiêu và sở hữu bao nhiêu vốn để chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình).

Hệ số chi trả lãi vay – Hệ số EBIT trên tổng chi phí lãi vay

Nhằm đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp, ta thường sẽ dựa vào hệ số này để biết được mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Doanh nghiệp sẽ chứng minh được mình có khả năng trả lãi vay nếu chỉ số này lớn hơn 1.

Sử dụng đòn bẩy tài chính cần chú ý gì?

Bên cạnh lợi nhuận thu về thì tất cả các phương thức/loại hình đầu tư hiện nay đều  sẽ luôn có các rủi ro tiềm ẩn và không có ngoại lệ cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Sau đây là 2 điều các doanh nghiệp cần phải chú ý để chiến lược kinh doanh của mình không bị ảnh hưởng xấu:

  • Để không phải gặp tình trạng ngưng đọng vốn dẫn đến khủng hoảng thì chủ doanh nghiệp cần phải có định hướng đúng đắn. 
  • Để không phải gặp tình trạng tổn thất dẫn đến phá sản, chủ doanh nghiệp cần lựa vay vốn tại những nơi uy tín như các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nhà nước.

>>> Xem thêm: 7 cấp độ của nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp

luu y khi su dung don bay tai chinh
Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Tổng kết

Qua bài viết trên của chúng tôi, bạn có thể nhận thấy được một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp (đa dạng hóa các giao dịch thương mại và các danh mục đầu tư) đó chính là đòn bẩy tài chính. Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu đòn bẩy tài chính là gì? Tuy nhiên các chủ doanh nghiệp nên trang bị cho mình những kiến thức chuyên sâu về các vận dụng đòn bẩy tài chính để tránh gặp phải rủi ro nhé!

Đánh giá post

Thời đại Tiền số – Giải pháp đầu tư Bitcoin, tiền điện tử – An toàn vốn & Thu lời thỏa đáng dài hạn cho người Việt Nam.

0907560639
icons8-exercise-96 chat-active-icon