TOP 10 nền tảng Blockchain bạn cần phải biết

Tham khảo Top 10 nền tảng Blockchain phổ biến ngày nay. Như các bạn đã biết, Blockchain đang ngày càng phát triển vượt trội và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ Blockchain bắt đầu với nền tảng Bitcoin đã trở thành một nền tảng công nghệ chủ đạo.

Ethereum

Ethereum là nền tảng Blockchain được đánh giá tốt nhất để sử dụng hiện nay. Nền tảng này ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và tạo được tiếng vang trên thị trường. Với một mã nguồn mở chất lượng, Ethereum được xem là nền tảng Blockchain lý tưởng để chạy các hợp đồng thông minh thông qua mạng Blockchain tùy chỉnh.

Nền tảng Ethereum thường được các nhà phát triển lựa chọn để xây dựng các ứng dụng phi tập trung và các tổ chức tự trị dân chủ. So với giao thức bitcoin, Ethereum được nhận xét là có khả năng giao dịch tiền điện tử tốt hơn nhờ có các hợp đồng thông minh uy tín và an toàn.

Ngoài ra, trong lĩnh vực xây dựng các ứng dụng cấp doanh nghiệp, Ethereum cũng là nền tảng Blockchain được ưu tiên sử dụng hàng đầu.

Các đặc điểm cơ bản của nền tảng Blockchain Ethereum bao gồm:

  • Ethereum sử mạng Smart Contract và Public.
  • Ngôn ngữ viết của Ethereum là Python, C++, Go.
  • Phương thức thanh toán là cho các dịch vụ tính toán và giao dịch.
  • Ethereum có loại đồng thuận với nền tảng này là Proof of Work (PoW).
nen tang blockchain ethereum
Nền tảng Blockchain Ethereum

Ripple

Ripple là nền tảng Blockchain được tạo ra vào năm 2012, là nền tảng được sử dụng khá phổ biến bên cạnh các nền tảng nổi tiếng khác là Bitcoin, Ethereum. Ripple được đánh giá là một trong những nền tảng công nghệ hoạt động tốt nhất.

Các đặc điểm cơ bản của nền tảng Ripple bao gồm:

  • Ripple cho phép gửi tiền nhanh chóng, dễ dàng trong phạm vi toàn cầu.
  • Là nền tảng liên kết các ngân hàng, các nhà cung cấp thanh toán và các giao dịch, trao đổi tiền điện tử.
  • Nhờ vào tốc độ cao, Ripple có khả năng thực hiện 5 giao dịch/1s.

Hyperledger Fabric

Hyperledger Fabric là nền tảng Blockchain được tạo ra gần đây đã sử dụng siêu sổ cái. Năm 2016, nền tảng này được ra đời bởi Linux Foundation. Hyperledger được xây dựng với mục tiêu là tăng cường sử dụng các công nghệ Blockchain trong lĩnh vực công nghiệp nhiều hơn.

Các đặc điểm cơ bản của nền tảng Blockchain Hyperledger bao gồm:

  • Hyperledger luôn có sẵn cho các doanh nghiệp khi họ cần, với hơn 180 doanh nghiệp đã lựa chọn hợp tác.
  • Loại mạng của Hyperledger là Permissioned.
  • Hyperledger sử dụng mã nguồn mở cho phương thức thanh toán.
  • Ngôn ngữ viết của của nền tảng này là Python.
  • Loại có khả năng đồng thuận với Hyperledger là Pluggable Framework.
Blockchain Hyperledger
Blockchain Hyperledger

R3 Corda

R3 Corda được tạo ra bởi một số tổ chức tài chính lớn nhất thế giới hay thường nhắc được đến là tập đoàn R3. Mục tiêu của họ là tìm hiểu về cách hoạt động của Blockchain để tích hợp nó với hệ thống. 

R3 Corda là nền tảng được sử dụng thường xuyên trong ngành tài chính nhưng nó cũng có thể áp dụng trong một số lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, trong các chuỗi cung ứng, tổ chức chính phủ.

Các đặc điểm cơ bản R3 Corda bao gồm:

  • Tương tự Hyperledger, R3 Corda cũng sử dụng loại mạng Permissioned.
  • Phương thức thanh toán của R3 Corda là mã nguồn mở.
  • Hyperledger sử dụng ngôn ngữ viết là JavaScript và C++.
  • Pluggable Framework là loại đồng thuận của Hyperledger.

Open-Chain

Open-Chain là nền tảng phù hợp cho các công ty muốn xử lý tài sản kỹ thuật số, vì là một nền tảng nguồn mở nên Open-Chain có thể điều chỉnh ở nhiều cấp độ khác nhau. Open-Chain là một trong những Blockchain tốt nhất để lựa chọn thực hiện các giao dịch thanh toán và trao đổi tài sản trực tuyến.

Các đặc điểm cơ bản của nền tảng Open-Chain bao gồm:

  • Private Network là loại mạng mà nền tảng Open-Chain sử dụng.
  • Phương thức thanh toán của Open-Chain là nguồn mở và định giá miễn phí.
  • OpenChain sử dụng ngôn ngữ viết là JavaScript.
  • Loại đồng thuận với nền tảng này là Partitioned Consensus.

Multichain

nen tang Multichain
Nền tảng Multichain

Multichain là nền tảng Blockchain mã nguồn mở được xây dựng với mục đích tạo các mạng cấp phép. Nó được các doanh nghiệp ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các đặc điểm cơ bản của Multichain bao gồm:

  • Multichain sử dụng loại mạng Permissioned.
  • Là nền tảng có nguồn giá mở và miễn phí.
  • Nền tảng này sử dụng ngôn ngữ viết là JavaScript, Python, C++, C #.
  • Multichain có loại đồng thuận là Probabilistic Voting.

Hydrachain

Hydrachain là nền tảng Blockchain được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa Ethereum và công nghệ Brainbot. Dựa trên nền tảng Ethereum, Hydrachain được mở rộng và phát triển hơn với mục tiêu chính là tạo sổ cái riêng cho các doanh nghiệp. Hiện nay, nền tảng này chưa được sử dụng thường xuyên nhưng vẫn luôn được cập nhật liên tục trên Github.

Các đặc điểm cơ bản của Hyrachain bao gồm:

  • Được tạo ra dựa trên giao thức của Ethereum.
  • Loại mạng Hydrachain sử dụng là Permissioned.
  • Hydrachain sử dụng ngôn ngữ viết là Python.

IOTA

IOIA là ứng dụng bổ sung của công nghệ Blockchain mã nguồn mở, đây là nền tảng mới nhất trong các nền tảng Blockchain.

Các đặc điểm cơ bản của nền tảng IOTA bao gồm:

 

  • Được tạo ra để xây dựng mạng công cộng và mạng cấp phép.
  • IAIA là nền tảng Blockchain có khả năng hỗ trợ thanh toán Nano.
  • Nền tảng IOTA được định giá thông qua Token IOTA.

Quorum

Quorum là nền tảng Blockchain được các doanh nghiệp tài chính ưa chuộng. Nhờ vào hệ thống sổ cái giao dịch phân tán, Quorum đã dùng mật mã để ứng dụng trong các giao dịch đòi hỏi mức độ riêng tư cao. Vì thế, nền tảng này đã được các nhà phát triển đánh giá tốt và ủng hộ mạnh mẽ nhờ vào việc đưa ra các nguyên tắc về phân quyền.

Các đặc điểm cơ bản của nền tảng Quorum bao gồm:

  • Quorum sử dụng loại mạng là Permission.
  • Phương thức thanh toán của nền tảng Quorum là sử dụng nguồn mở.
  • Ngôn ngữ viết của Quorum là Python.
  • Loại đồng thuận với nền tảng này là Majority Voting.

IBM Blockchain

IBM là công ty đầu tiên kết hợp với công nghệ Blockchain để xây dựng một nền tảng có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh trở nên minh bạch hơn. Ngoài ra, IBM còn thành lập một đội ngũ riêng chỉ để tập trung vào việc tạo ra các ứng dụng dựa trên nền tảng Blockchain.

Các đặc điểm cơ bản của IBM Blockchain bao gồm:

  • IBM Blockchain tạo ra mạng cấp phép.
  • Ngôn ngữ viết được sử dụng cho nền tảng IBM Blockchain là Java và Go. 

Trên đây là các thông tin liên quan đến 10 nền tảng Blockchain phổ biến hiện nay. Mỗi nền tảng đều có những đặc điểm và chức năng riêng. Mong rằng, bài viết của Hên Network có thể giúp bạn có thêm hiểu biết để lựa chọn cho doanh nghiệp mình một nền tảng Blockchain phù hợp và đem lại hiệu quả.

>> Xem thêm: TOP 10 cách kiếm tiền bằng Trade coin bạn nên biết

Đánh giá post

Thời đại Tiền số – Giải pháp đầu tư Bitcoin, tiền điện tử – An toàn vốn & Thu lời thỏa đáng dài hạn cho người Việt Nam.

0907560639
icons8-exercise-96 chat-active-icon